Tư vấn kiểm soát nội bộ & kiểm soát đầu tư Tư vấn kiểm soát nội bộ & kiểm soát đầu tư

TƯ VẤN KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ

Tư vấn kiểm toán nội bộ & kiểm soát đầu tư

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ LÀ GÌ?

Hệ thống Kiểm soát nội bộ là hệ thống những phương pháp, quy trình và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.

LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỮNG MẠNH

Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích sau cho công ty:

  • Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty;
  • Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra;
  • Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty;
  • Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty; và
  • Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ.

Thông thường, khi công ty phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống kiểm soát nội bộ cũng trở nên to lớn hơn vì người chủ công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro này nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm giám sát trực tiếp của bản thân.

Đối với những công ty mà có sự tách biệt lớn giữa người quản lý và cổ đông, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ góp phần tạo nên sự tin tưởng cao của cổ đông. Xét về điểm này, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh là một nhân tố của một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh, và điều này rất quan trọng đối với công ty có nhà đầu tư bên ngoài. Các nhà đầu tư sẽ thường trả giá cao hơn cho những công ty có rủi ro thấp hơn.

NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Việc thực hiện thành công các biện pháp kiểm soát nội bộ đòi hỏi một số nguyên tắc chung:

  • Một môi trường văn hoá nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công trách nhiệm rõ ràng;
  • Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty;
  • Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa những nhân viên khác nhau;
  • Tất cả các giao dịch phải được thực hiện với sự uỷ quyền thích hợp;
  • Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ;
  • Trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng;
  • Định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập;
  • Mọi giao dịch quan trọng phải được ghi lại dưới dạng văn bản;
  • Định kỳ phải kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NÊN XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, khái niệm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các Start up cũng như các DN vừa và nhỏ là khá xa lạ. Họ đang còn mải lo tìm đầu ra cho sản phẩm?, lo huy động vốn, trả lương cho người lao động… Đối với các chủ DN, việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là việc chưa cần thiết.

Tuy nhiên, như chia sẻ trên, có một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh là một trong lợi thế kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường cần phải thiết lập.

Nhận thức thực trạng này, hiện nay EDUBELIFE đang triển khai các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này như sau:

 A/ Đối với các Doanh nghiệp, Start up:

  1. Đào tạo về kỹ năng quản trị tài chính, rủi ro thuế và bảo hiểm cho các CEO
  2. Tư vấn xây dựng các quy chế, quy trình kiểm soát nội bộ như: xây dựng các quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh, nội quy lao động, quy định chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xây dưng quy chế tài chính, quy chế tiền lương & thưởng…
  3. Kiểm soát rủi ro tài chính thông qua các cuộc kiểm soát định kỳ, thường xuyên
  4. Hỗ trợ trực tiếp công tác quản trị tài chính, kiểm soát hoạt động cho Ban giám độc, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng các DN trong các hoạt động điều hành hằng ngày
  5. Tham gia phân tích, đánh giá thường xuyên, định kỳ tính hiệu lực hiệu quả của Hệ thống kiểm soát nội bộ

B/ KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ

Đối với các nhà đầu tư, tham gia với tư cách Giám đốc tài chính (CFO) hoặc tham gia với tư cách Giám sát các phần hành quản trị tài chính theo yêu cầu của Nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài.

Định ký lập các Báo cáo quản trị tài chính theo yêu cầu của Nhà đầu tư

Phân tích, đánh giá, đưa ra ý kiến tư vấn về tính hiệu quả của khoản mục đầu tư của Nhà đầu tư đang tài trợ của DN.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan khác:

.
.
.
.

HOTLINE: 036 838 6163